Toàn Tập Về Stochastic, Phần 1: Những Điều Căn Bản

Elsa Larkin 62

Elsa Larkin

Elsa Larkin

New member
Tham gia
10/6/24
Bài viết
2
Cảm xúc
0
Khi nhắc đến nhóm chỉ báo dẫn dắt (leading indicator), người ta thường mải mê bàn luận về những công cụ nổi tiếng như RSI hay MACD. Tuy nhiên, có một chỉ báo dẫn dắt vô cùng hiệu quả mà mọi người thường quên nói tới, đó là Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator).

Stochastic là gì?

Chỉ báo Stochastic, hay còn có tên gọi khác là bộ dao động Stochastic, là một công cụ phân tích kỹ thuật rất đa năng. Nó không chỉ hiệu quả trong việc xác định các tín hiệu đảo chiều của giá, mà còn rất nhanh nhạy trong việc tìm ra những tín hiệu tiếp diễn trong xu hướng.

Chỉ báo Stochastic ra đời như thế nào?

Stochastic được phát minh vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Cha đẻ của chỉ báo này là George Lane - một nhà giao dịch chứng khoán và cũng là một diễn giả rất có tiếng tăm.

Theo giải thích của Lane, chỉ báo Stochastic hiển thị vị trí giá đóng cửa của một cổ phiếu kết hợp với các khoảng cao và thấp của giá cổ phiếu đó trong một giai đoạn nhất định (thường là 14 ngày).

Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, Lane thường nói rằng chỉ báo Stochastic không tuân theo giá, khối lượng hay bất cứ điều gì tương tự, mà nó chỉ tuân theo tốc độ hoặc động lượng của giá. Ông cũng tiết lộ với cánh báo chí về nguyên lý mà ông xây dựng chỉ báo Stochastic dựa trên, đó là: tốc độ hoặc động lượng của giá luôn đi trước diễn biến giá.

Chỉ báo Stochastic được tính toán như thế nào?

Chỉ báo Stochastic được cấu tạo bởi 2 đường dao động %K (đường Stochastic nhanh) và %D (đường Stochastic chậm). Những đường này được tính theo công thức:

%K = [(Giá đóng cửa – giá thấp nhất n ngày trong quá khứ) / (giá cao nhất n ngày trong quá khứ – giá thấp nhất n ngày trong quá khứ)] x 100%

%D = SMA(%K, n), (tức là lấy trung bình động của đường %K trong n giai đoạn)

Trong đó:
  • Cách lấy giá của %D: Exponential, Simple, Smoothed, hoặc Weighted. Thông thường là lấy theo Simple
  • n: số giai đoạn dùng để tính toán
  • SMA: đường trung bình động đơn giản (Simple Moving Average).
rQPqVkRO1Mm7UAML5xnKW01Ccdzy1IBycezonvI9n5DrlAqgGO9qlTlZI4FbMmWle_Rd2NLcdCtxscOLpCgeXd-eDsUivcZHYAjTbjMptYX8M0gFPaHUK8gAti2YIEEX9o_lS3s


Chỉ báo Stochastic. Đường %K là đường màu trắng, còn đường %D là đường màu đỏ. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Sự khác biệt chính giữa 2 đường Stochastic nhanh và chậm được gói gọn trong một từ: độ nhạy. Đường Stochastic nhanh (%K) nhạy hơn so với đường Stochastic chậm (%D) trong việc xác định sự thay đổi hướng đi của giá.

Lưu ý: Bạn không cần nhớ quá nhiều về công thức tính chỉ báo này bởi phần mềm giao dịch đã có chức năng tự động tính toán và phác họa Stochastic trên đồ thị.

Cách giao dịch với chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic là một công cụ tuyệt vời trong việc tìm kiếm các phân kỳ. Tuy nhiên, vì là một chỉ báo dẫn dắt, Stochastic thường chỉ được sử dụng để xác định sự đảo chiều của giá.

Chỉ báo Stochastic luôn dao động trong khung từ 0 đến 100. Một tài sản được coi là rơi vào trạng thái quá mua khi hai đường dao động của Stochastic vượt lên trên mức 80; ngược lại, tài sản đó được coi là rơi vào trạng thái quá bán khi hai đường dao động của Stochastic rớt xuống dưới mức 20.

Dưới đây là cách xác định tín hiệu giao dịch từ chỉ báo Stochastic:
  • Tín hiệu mua: Đường %K cắt lên trên đường %D trong khu vực quá bán
  • Tín hiệu bán: Đường %K cắt xuống dưới đường %D trong khu vực quá mua
JEMul3BmVChAC_elyHJu4MhNHZjkCdUErffbjSHm7lAcg5F0jlBnBVQV3HrNkV5VxG8yNEvhWxMwO_s6ZQ7cEnmIcdhKRLxGPwjsi-MzvJmrG9Rob4uttfI7L2OM2mSYHywx0xo


Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Vậy là bạn đã nắm được phương pháp cơ bản để sử dụng bộ dao động Stochastic. Trong phần tiếp theo, hãy cùng Exness tìm hiểu thêm về một số phương pháp khác để giao dịch với chỉ báo này nhé!

Theo Exness
 
Back
Top