Tìm hiểu hình thái biểu đồ trong Forex

Jake Le Messurier 28

Jake Le Messurier

Jake Le Messurier

New member
Tham gia
5/8/24
Bài viết
2
Cảm xúc
0
Lịch sử hình thái biểu đồ

Khi nghe đến từ “hình thái”, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay rằng đây chỉ là kiểu “đọc biểu đồ” chủ quan kiểu cũ và kém hiệu quả hơn hẳn so với các chỉ báo dựa trên toán học được lập chỉ sau vài giây bằng các chường trình phần mềm.

Quan niệm như trên là lai lầm. Dù đúng là cần tốn chút thời gian để học về hình thái biểu đồ thì ngày nay các hình thái này vẫn luôn hữu ích và có tính tương quan không hề thuyên giảm so với tại thời mà các hình thái này được pháp mình ra (trong suốt thế kỷ 20 – lần đầu được viết trong cuốn sách Phân tích kỹ thuật về Xu hướng Chứng khoán của tác giả Edwards và Magee, cuốn sách này được xuất bản lần 1 vào năm 1948 và liên tục được tái bản cho tới ngày nay) Nguyên nhân của việc này đó là do hình thái biểu đồ giúp phản ánh tâm lý thị trường trên cơ sở biến động giá cả, mà chúng ta thì thường lại không thay đổi quần thể tâm lý quá nhiều, hoặc có khi là giữ nguyên một quần thể tâm lý qua hàng nhiều thập kỷ. Chính bởi vậy, các hình thái biểu đồ cũng sẽ lặp đi lặp lại theo thời gian. Thật thú vị khi thấy có nhiều người ưa chuộng các thanh nến và các tổ hợp thanh nến vì cho rằng chúng rất có ý nghĩa, nhưng đồng thời lại quay lưng với các hình thái truyền thống chỉ vì phương pháp này đã “lỗi thời”. Lý do thật sự mà có người không ưa chuộng hình thái là bởi có rất nhiều loại hình thái khác nhau, chúng rất khó nhận biết và cũng sẽ có lúc đưa ra thông tin sai như các chỉ báo khác. Nhìn qua thì hình thái là một công cụ tiêu tốn nhiều công sức mà hiệu quả mang lại không đáng kể. Một nguyên nhân khác nữa là các thanh nến cung cấp thông tin trong ngắn hạn, khoảng 1 đến 2 kỳ, còn hình thái biểu đồ thì thường phải trải qua chuỗi thanh giá rất dài trước khi tạo thành tín hiệu đáng chú ý. DÙ sao thì bạn vẫn nên tìm hiểu ít nhất một số loại hình thái sẽ giúp bạn xác đinh khi nào thì sắp có đảo chiều diễn ra. Công dụng chính của các chỉ báo dự báo đảo chiều sắp diễn ra là nhằm đặt lợi nhuận mục tiêu. Đây là tiền mồ hôi xương máu của bạn – vậy nên hẳn nhiên là bạn phải quan tâm tới việc tối đa hóa lợi thuận rồi.

Một “Bí mật” chân thực về hình thái

Hình thái đầu tiên mà bạn cần là hình thái 1-2-3 của Vic Sperandeo sau khi xuất hiện breakout trên đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Hình thái này được giới thiệu trong cuốn sách Nhà giao dịch Vic: Phương pháp của nhà giao dịch Phố Wall và hiển nhiên là chúng chẳng hề “bí mật” chút nào hết, khi mà cuốn sách trên đã được xuất bản vào năm 1993, tuy nhiên thì không rõ vì sao mà nhiều nhà giao dịch lại thương quên mất hình thái này.


Cách truyền thống để biểu thị một breakout tại đường hỗ trợ là xuất hiện hình chữ V ngược, còn khi có breakout tại đường kháng cự thì sẽ xuất hiện hình chữ V xuôi. Tuy nhiên thì nhận định trên chỉ tồn tại trong sách vở mà thôi. Trong giao dịch thực tế, mức giá sẽ chao đảo sau khi đã tạo đột phá và tạo nên sự không chắc chắn. Đôi khi tín hiệu phá vỡ đường kháng cự hoặc hỗ trợ sẽ bị sai và giá thành vẫn sẽ duy trì xu hướng cũ. Vậy thì làm sao để phân biệt được đâu sẽ là tín hiệu breakout chân thực để tiến hành giao dịch?


Biểu đồ dưới đây cho thấy cặp tiền tệ và khung thời gian giống như trong các biểu đồ từ bài học về các chỉ báo dẫn đầu xu hướng vs các chỉ báo theo sau xu hướng của chúng tôi (AUD/USD, hàng ngày). Bước 1 thể hiện đột phá tại đường hỗ trợ. Bước 2 là thăm dò mức đỉnh trước đó – biến động trung gian này là nguyên nhân gây ra rất nhiều hoang mang lo lắng mà đôi khi chúng ta vấn thường quan sát được trên thị trường Forex. Tuy nhiên nếu giá không thể chạm và vượt qua mức đỉnh vẫn chỉ thuộc Bước 2. Giờ chúng ta cần xem xét khi giá phá vỡ đường kẻ ngang đã được vẽ theo mức đáy trung gian của xu hướng tăng khi trước. Đây là Bước 3. Chỉ tới khi đường kẻ này bị phá vỡ thì chúng ta mới có thể chắc chắn rằng việc chuyển hướng sang bán ra là quyết định đúng đắn.


Ba bước trong Hình thái 1-2-3 của Vic Sperandeo

Ba bước trong Hình thái 1-2-3 của Vic Sperandeo
Đường màu đỏ: Mức hỗ trợ trước đó


Đường màu xanh: Mức đáy thấp đáng kể trước đó


Nhớ lại bài học về các chỉ số dẫn đầu và theo sau xu hướng,chúng ta có tín hiệu bán từ sự giao cắt tại đường trung bình động có độ trễ và nhận được xác nhận từ momentum. Tuy nhiên, nếu không quá ưa chuộng mạo hiểm thì bạn cũng có thể kiểm tra thêm hình thái 1-2-3 của Sperandeo. Ngoài ra, nếu bạn quyết định bán ra sớm hơn dựa theo một chỉ báo khác, bạn có thể đặt mục tiêu của mình ngay phía trên đường 1-2-3 để giữ an toàn, tới khi đường này được vượt qua thì bạn có thể tiến hành giao dịch thêm.


Còn có tới hơn 100 hình thái kinh điển hơn hình thái chúng ta vừa tìm hiểu.

Hình tam giác

Bạn sẽ thường gặp được các bình luận về các dạng hình tam giác như hình cờ nhọn, hình cái nêm,… trong thị trường Forex. Hình tam giác được hình thành khi bạn có thể dễ dàng vẽ cả đường hỗ trợ và kháng cự và hai đường này có thể kéo dài và hội tụ tại một đỉnh. Có vẻ như rõ ràng là trước khi đạt tới điểm giao này, mức giá sẽ phá vỡ một trong hai đường. Bạn có thể thấy một tam giác tăng dần trong cặp GBP/USD trên biểu đồ ben dưới. Ở đây chúng ta đã quan sát thấy có đột phá ở phía dưới đúng như mong đợi. Thường thì đường kháng cự trên cùng nằm ngang trong một tam giác tăng dần. Một hình tam giác giảm dần là hình ảnh trái ngược của tam giác tăng dần.

Một ví dụ về hình thái tam giác tăng dần trên biểu đồ hàng ngày GBP/USD

Một ví dụ về hình thái tam giác tăng dần trên biểu đồ hàng ngày GBP/USD Song Đỉnh và Song Đáy, Tam Đỉnh và Tam Đáy

Các nhà giao dịch Forex có thói quen kiểm tra đi kiểm tra lại các mức và đáy cũ, việc này thường gặp hơn hẳn so với các thị trường chứng khoán khác. Chính bửi vậy mà các Song Đỉnh và Song Đáy, Tam Đỉnh và Tam Đáy được hình thành. Một Song Đáy nhìn giống như chữ W, còn Tam Đáy thì giống như bà chữ V viết liền vậy (VVV)


Xin vui lòng xem biểu đồ bên dưới. Đây là biểu đồ hàng tuần của EUR / USD, tại đây hình thành Tam Đáy trong suốt từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013. Một số nhà phân tích đã nhận xét về hình thái này vào thời điểm đó, lưu ý rằng một khi điểm cao nhất trong Tam Đáy bị vượt qua thì chúng ta có thể mong chờ sự bứt phá ở phía dưới sẽ diễn ra . Lưu ý rằng sau khi phá vỡ (1), giá đã lùi xuống dưới đường xác nhận (2).Việc xuất hiện pullback ở đây là hiện tượng rất phổ biến. Bạn phải thật vững tâm để tiếp tục theo dõi biến động. Thường chỉ có ít người giao dịch trên biểu đồ hàng tuần, nhưng biết được cách xác định Tam Đáy để từ đó nhận biết sắp có một xu hướng đang hình thành và tạo đột phá tại vùng bên dưới vẫn là rất hữu ích.

Tam đáy trên biểu đồ EUR / USD hàng tuần với pullback sau khi breakout

Tam đáy trên biểu đồ EUR / USD hàng tuần với pullback sau khi breakout Đầu và vai

Biểu đồ trong hình trước không phải là hình thái đầu và vai ngược vì một hình thái đầu và vai đảo ngược đích thực phải có một đỉnh trung tâm thấp hơn hai đỉnh khác (hoặc trong trường hợp hình thái đầu và vai thông thường thì đỉnh giữa phải cao hơn hai đỉnh còn lại). Xem biểu đồ tiếp theo (lira Thổ Nhĩ Kỳ). Đầu luôn luôn cao hơn ngưỡng vai đầu tiên dùng làm thử nghiệm và thành công của một đỉnh trước đó. Tuy nhiên, vai thứ hai không thể đạt tới mức đỉnh của đỉnh nằm giữa. Vai thứ hai cũng không khớp với vai thứ nhất. Chính bởi vậy, hình thái này không cấu thành xác nhận tín hiệu bán ra cho đến khi đường viền cổ (đường màu xanh) nối giữa hai mức đáy trung gian bị phá vỡ.

Hình thái đầu và vai trên biểu đồ USD / TRY hàng ngày với đường viền cổ nghiêng

Hình thái đầu và vai trên biểu đồ USD / TRY hàng ngày với đường viền cổ nghiêng
 
Back
Top