Hiểu biết về tài chính

Anderson Spencer 185

Anderson Spencer

Anderson Spencer

New member
Tham gia
11/6/24
Bài viết
2
Cảm xúc
0
Hiểu biết về tài chính có thể được tóm gọn lại thành một khái niệm cơ bản: Số tiền bạn tiết kiệm được nhiều hơn số tiền bạn chi tiêu.
Theo đánh giá xếp hạng mức độ hiểu biết tài chính của OECD (2017), tỷ lệ dân số hiểu biết tài chính ở Việt Nam chỉ chiếm 24% dân số trưởng thành. Tương tự như Khảo sát hiểu biết về tài chính do Mastercard thực hiện năm 2017, giới trẻ Việt Nam có kỹ năng tài chính cơ bản thấp nhất (52 điểm) và kỹ năng yếu nhất là đầu tư tài chính (51 điểm). Do đó, Việt Nam nằm vị trí thứ 14/16 ở Châu Á. Tuy nhiên, Nielsen Việt Nam cho biết người tiêu dùng trẻ ngày nay có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 19-35% so với các nhóm tuổi khác ở cùng mức thu nhập.

3-1024x640.jpg


Tất nhiên, điều này không phải do sự kém cỏi. Thật không may, thuật ngữ “hiểu biết về tài chính” thường được biết đến như một thứ kiến thức cao xa, ngoài ra còn có rất nhiều định kiến đi kèm, chẳng hạn như chỉ người giàu mới có hiểu biết về tài chính, và ngược lại.
Ngay cả khi bạn nằm trong số những người được xem là “hiểu biết về tài chính”, bạn biết cách quản lý tiền của mình, vẫn còn rất nhiều kiến thức để học hỏi, vì thị trường tài chính biến đổi không ngừng.
Vậy bạn cần biết bao nhiêu mới là đủ? Hãy cùng Tititada tìm hiểu những điều cơ bản với một chút kiến thức về tài chính 101.

Hiểu biết về tài chính (financial literacy) là gì?

Định nghĩa về hiểu biết tài chính
Sự hiểu biết về tài chính là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để sử dụng tiền của mình một cách hợp lý và hiệu quả.
Đặc biệt, sự giàu có không giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về tài chính, và ngược lại. Thông thường, có quan điểm cho rằng hiểu biết tài chính là phải có một khoản tiền nhất định trong ngân hàng, nhưng điều này không đúng.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy thử tưởng tượng: Nếu một người lạ cho bạn 500,000 đồng, bạn có biết chính xác mình phải làm gì với nó không? Nếu bạn biết chắc mình sẽ làm gì với số tiền đó, thì bạn có thể tự tin mình là người hiểu biết về tài chính. Bạn không cần biết ETF là gì hoặc cách mua Bitcoin. Ngay cả khi bạn đang sống với nguồn thu nhập chỉ đủ để trang trải tiền ăn và tiền thuê nhà, nhưng bạn biết cách làm cho dòng tiền hoạt động – đó là hiểu biết về tài chính.
Rốt cuộc, có một sự khác biệt lớn giữa việc bạn biết mình phải làm gì việc bạn có thể làm được.
Kiểm tra xem bạn có hiểu biết tài chính hay không bằng những việc sau:

  • Bạn biết thanh toán hóa đơn đúng hạn vì bạn hiểu nếu thanh toán trễ, bạn sẽ phải tốn phí trễ hạn và điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bạn biết chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.
  • Bạn hiểu được lãi kép trên các khoản tiết kiệm/đầu tư của bạn có thể giúp bạn nghỉ hưu như thế nào.
  • Bạn hiểu cách tính lãi kép có thể bất lợi cho bạn thông qua các khoản vay dưới chuẩn.
  • Bạn không thích việc phải trả quá nhiều tiền cho các sản phẩm hoặc dịch vu mà bạn cho là không thực sự cần thiết.
  • Nhìn chung, bạn rất giỏi trong việc quản lí tài chính, bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu.
tititada-kien-thuc-hieu-biet-tai-chinh

Nguồn ảnh: freepik.com

Tại sao hiểu biết về tài chính lại quan trọng?

Sau đây là một vài chia sẻ của tác giả quyển sách Những tập tin Frugalista: Làm thế nào một người phụ nữ thoát khỏi nợ mà không từ bỏ cuộc sống tuyệt vời.
Đã có lúc, tôi cũng là một trong những người không có tài chính. Tôi đã từng có một công việc tốt và tôi biết cách thanh toán các hóa đơn của mình đúng hạn. Nhưng tôi có quá nhiều hóa đơn và quá ít tiền tiết kiệm.
Tôi đã không coi trọng hiểu biết về tài chính cho đến khi tôi nhận ra rằng những quyết định nhỏ mà tôi đưa ra hàng ngày sẽ quyết định tương lai tài chính của tôi, thậm chí là cả cuộc đời tôi.
Tất cả chúng ta cũng thế. Chúng ta lập ra kế hoạch để phát triển hoặc chúng ta sẽ không thể tồn tại. Hiểu biết về tài chính là điều không thể chuyển nhượng được.
Hiểu biết về tài chính không có nghĩa là tài chính của bạn hoàn hảo. Nhưng ít nhất nó cho phép bạn quản lý những phần không hoàn hảo.

Kiến thức cơ bản về hiểu biết tài chính

Mặc dù bản chất cơ bản ‘tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu’ của kiến thức tài chính có vẻ đơn giản, nhưng có một số kỹ năng và khái niệm cơ bản mà bạn cần phải nắm vững để áp dụng thành công.
Lập ngân sách
Một phần thiết yếu của kiến thức tài chính là hiểu được dòng tiền của bạn. Mỗi đồng tiền bạn kiếm được nên được tính toán kĩ lưỡng để không bị lãng phí vào những thứ không cần thiết. Việc lập ngân sách giúp bạn kiểm soát và quản lý chi tiêu của mình, tạo nên sự kiểm soát hiệu quả cho thu nhập của bạn.
Một ngân sách tốt bao gồm chi phí nhà ở, thực phẩm, tiền trả nợ, khoản tiết kiệm và những khoản chi tiêu theo ý thích, bởi bản chất mỗi chúng ta cũng cần niềm vui.
Một số người nghĩ rằng việc lập ngân sách như một sự kìm hãm tâm trạng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Thay vào đó, hãy coi ngân sách của bạn như lộ trình tài chính mà bạn cần phải đi suốt cuộc đời. Bạn sẽ không thực hiện một hành trình dài mà không biết phương hướng, không biết đi từ đâu.
Quỹ Khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là một số tiền tiết kiệm dự phòng khi có việc bất trắc xảy ra. Chẳng hạn, bạn nhận được một hóa đơn truy thuế bất ngờ, hoặc khủng hoảng kinh tế và công ty bạn bị đóng cửa, cắt giảm nhận sự. Quỹ khẩn cấp của bạn phải đủ để giữ cho bạn ổn định về tài chính khi bạn phải đối mặt với những khoản chi tiêu bất ngờ này hoặc những lúc thu nhập thấp.
Quỹ khẩn cấp bao nhiêu thì đủ? Thường quỹ khẩn cấp sẽ ở mức 3-6 tháng lương của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm bài về Quỹ khẩn cấp.l
Các khoản nợ
Nợ là số tiền bạn phải trả người khác hoặc là ngân hàng mà bạn vay tiền. Các khoản nợ thường phải chịu lãi kép trên số tiền bạn đã vay. Lãi suất càng thấp thì người đi vay sẽ trả lãi càng ít. Lãi suất càng cao, người đi vay càng phải trả nhiều tiền.
Những người hiểu biết về tài chính biết khi nào cần vay nợ và vay bao nhiêu là đủ. Họ làm việc siêng năng để trả nợ vì họ hiểu rằng số nợ cao có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng và khả năng tiết kiệm của họ.
Đầu tư
Đầu tư là mua một tài sản với dự đoán rằng nó sẽ tăng giá trị và mang lại lợi nhuận tài chính. Đó là cách bạn để dòng tiền lao động và giúp bạn đạt được sự giàu có.
Ngược lại, một tài sản bạn mua cũng có thể giảm giá trị, vì vậy đầu tư luôn có một mức độ rủi ro đi kèm. Nhưng có một số khoản đầu tư ít rủi ro hơn những khoản đầu tư khác. Trái phiếu có thể là một khoản đầu tư có rủi ro tương đối thấp, trong khi việc mua tiền điện tử lại mang tính đầu cơ cao.
Những người hiểu biết về tài chính thường nhận biết được tầm quan trọng của việc đầu tư và muốn đầu tư với một phần thu nhập của họ.
Họ cũng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và chỉ đầu tư số tiền họ sẵn sàng mất nếu chẳng may bị thua lỗ. Họ sẽ nghiên cứu kĩ càng trước khi quyết định đầu tư. Họ biết chấp nhận rủi ro và phân bổ tài sản một cách hợp lý.
Làm thế nào để cải thiện hiểu biết về tài chính?
Cải thiện kiến thức tài chính của bạn cũng giống như tập thể thao, hay chơi đàn, không phải tự nhiên có thể giỏi, bạn cần phải thực hành mỗi ngày. 
Bạn nên bắt đầu đọc các blog tài chính cá nhân có uy tín, các bài báo, website và sách. Các podcast tài chính cũng có thể là một nguồn kiến thức tuyệt vời. Không ai có tài chính giống nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu nhiều tài liệu khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với mình.
Bắt đầu hành trình “hiểu biết tài chính” của bạn bằng cách tập trung vào quản lý tiền – lập ngân sách, tiết kiệm/xây dựng quỹ khẩn cấp và trả nợ. Khi bạn cảm thấy thoải mái với những yếu tố đó, hãy bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để xây dựng kế hoạch đầu tư của mình.
Trong thế giới tài chính có rất nhiều cạm bẫy cũng như lừa đảo, vì vậy hãy tỉnh táo trước những lời mời hay kế hoạch làm giàu nhanh chóng.
Khi bạn cảm thấy mình đã trang bị đầy đủ kiến thức và tự tin hơn vào kiến thức tài chính của mình, bạn có thể kết hợp với một cố vấn tài chính cá nhân uy tín để giúp bạn định hướng các khoản đầu tư của mình. Và ngay cả khi có cố vấn tài chính bên cạnh, bạn vẫn phải theo dõi sát danh mục đầu tư của mình đang hoạt động như thế nào. Sự hiểu biết tài chính của bạn sẽ được cải thiện qua từng ngày.

Lời kết

Hiểu biết tài chính bắt đầu bằng việc chỉ cần chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Tuy nhiên thị trường tài chính luôn biến động, và rất nhiêu khi diễn biến khá phức tạp, nên kiến thức tài chính cũng cần cập nhật không ngừng.
Ví dụ, bạn không nên tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cần thiết. Bạn cũng không nên dành toàn bộ số tiền tiết kiệm hay quỹ khẩn cấp để trả khoản nợ vay và sau đó buộc phải sử dụng thẻ tín dụng lãi suất cao để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống.
Tất cả mọi người đều gặp phải những tình huống khó xử về tài chính, Hiểu biết tài chính” sẽ phát huy tác dụng nếu bạn gặp phải những tình huống đó. Hiểu biết về tình trạng tài chính và nguyện vọng của chính bạn sẽ giúp bạn định hướng thông qua những lựa chọn hàng ngày, từ đó nâng cao năng lực tài chính của bạn. Sự hiểu biết tài chính cá nhân sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định ít trực quan hơn.
 
Back
Top