QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ KHI XÂY KÊNH

Admin 34

Admin

Admin

Administrator
Thành viên BQT
Moderator
Jr.VIP
Tham gia
14/3/24
Bài viết
361
Cảm xúc
294
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ KHI XÂY KÊNH

BƯỚC 1: TÌM ĐỐI THỦ

Cách tìm:

- Dựa vào kiến thức cá nhân: Nếu bạn đã theo dõi và tiêu thụ nội dung trong lĩnh vực này một thời gian, chắc chắn bạn đã có một số cái tên trong đầu.

- Tìm theo từ khóa: Sử dụng công cụ tìm kiếm trên chính nền tảng cần xây kênh như Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest để tìm các từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn và nhận đề xuất danh sách kênh liên quan.

- Tìm theo hashtags: Mỗi lĩnh vực thường có những hashtag đặc trưng. Hãy tìm kiếm theo những hashtag này để phát hiện các kênh tương tự.

- Tìm kiếm trên Google: Tìm kiếm các từ khóa trong ngành kèm theo tên nền tảng cần xây, lúc này, Google sẽ trả về các kết quả là các kênh tương ứng trong lĩnh vực của bạn.

- Kiểm tra followers: Chọn ngẫu nhiên khoảng 10 followers tích cực tương tác với nội dung của bạn, sau đó kiểm tra danh sách following của họ. Bạn có thể tìm thấy nhiều kênh tương tự ở đây.

🔸BƯỚC 2: LỌC & PHÂN LOẠI ĐỐI THỦ

Sau khi có danh sách các đối thủ tiềm năng, bạn cần phân loại họ thành các nhóm:

- Đối thủ Trực tiếp (Direct competitors): Đây là những kênh cung cấp cùng loại hình dịch vụ hoặc giải quyết cùng vấn đề với bạn. Họ thường dễ nhận biết nhất vì có sản phẩm, dịch vụ và mức giá tương tự.

- Đối thủ Gián tiếp (Indirect competitors): Những kênh này có thể khác loại hình dịch vụ nhưng giải quyết cùng vấn đề với bạn.

Sau khi phân loại, bạn nên chọn ra khoảng 3 - 5 đối thủ thuộc 3 nhóm:

- Nhóm 1: Những kênh có quy mô, tiềm lực, hiệu quả tương đương với bạn hiện tại (Nếu bạn đã có sẵn kênh để so sánh)

- Nhóm 2: Những kênh đang làm tốt hơn bạn

- Nhóm 3: Những kênh hàng đầu (Top-of-mind) trong ngách của bạn

🔸BƯỚC 3: THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI THỦ

Đối với mỗi đối thủ đã chọn, bạn cần thu thập các thông tin sau:

1. Thông tin chung

- Thời gian lập kênh

- Chủ kênh hoặc thương hiệu quản lý kênh

2. “Kỹ thuật” khi xây kênh

- Tần suất đăng nội dung

- Các khung giờ đăng nội dung

- % phân bổ tuyến bài Stories, Post, Reels/Shorts

- Hệ thống Hashtags sử dụng

- Cách seeding và tương tác với các tài khoản người theo dõi

3. Nội dung:

- Các chủ đề chính (Content Pillars)

- Độ dài nội dung (Số từ của bài viết, độ dài video…)

- Các nội dung viral nhất và flop nhất

- Đình dạng (Hình ảnh chụp hay infographic, tranh tự vẽ; Video quay người hay không có người…)

4. Các chỉ số quan trọng (Key metrics):

Tùy vào mục tiêu khi phân tích, hãy chọn một vài chỉ số cụ thể để đánh giá:

- Lượng đăng ký kênh/theo dõi

- Lượt xem videos trung bình

- Lượt tương tác bài đăng trung bình

- Nếu có chạy quảng cáo, cần ghi chú riêng để tránh nhầm lẫn với hiệu suất tự nhiên

Để thu thập thông tin này, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như:

- Hootsuite

- Sprinklr

- Phlanx

- BuzzSumo

- Social Blade

🔸BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ ĐỐI THỦ

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, bạn cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ. Để đảm bảo tính khách quan, bạn nên sử dụng một hệ thống chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí, thay vì chỉ đánh giá chủ quan.

🔸BƯỚC 5: ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG CHO KÊNH CỦA BẢN THÂN

Việc phân tích đối thủ không phải là để sao chép hoàn toàn, mà là để hiểu rõ thị trường và tìm ra cơ hội phát triển độc đáo cho kênh của bạn. Dựa trên kết quả phân tích, bạn cần đưa ra định hướng “cá nhân hóa” cho chính kênh của mình:

- Xác định những điểm mạnh của đối thủ để học hỏi và áp dụng cho kênh

- Nhận ra những “khoảng trống” trong thị trường mà đối thủ chưa triển khai hoặc làm chưa tốt để bạn có thể khai thác
 
Back
Top