Mô Hình Kinh Doanh Sản Phẩm Và Dịch vụ AI
Dạo này thấy sản phẩm AI mọc lên như nấm. Nhưng ở góc độ là doanh nghiệp muốn sử dụng các sản phẩm này thì làm thế nào để chọn đúng mô hình phù hợp và tạo ra lợi ích thực sự?
Emerj’s AI Project Quadrant đã phân loại các nhà cung cấp AI thành 5 nhóm, giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung và ra quyết định hơn
1. AI SaaS Product Vendor
- Nhà cung cấp phần mềm AI dưới dạng dịch vụ thuê bao (Software-as-a-Service).
Đặc điểm:
- Triển khai nhanh chóng, chi phí thấp.
- Giải pháp được tiêu chuẩn hóa, phù hợp cho nhiều doanh nghiệp.
- Tập trung vào ROI ngắn hạn, giải quyết một vấn đề cụ thể như phân loại dữ liệu, tự động hóa marketing.
Ví dụ: Các công cụ AI chuyên biệt như Grammarly (sửa ngữ pháp), Vbee (công nghệ AI đọc văn bản), SlimAI (công cụ GenAI tích hợp nhiều model AI) -> nhiều quá k liệt kê nổi
2. AI Product Vendor
- Nhà cung cấp sản phẩm AI độc lập với các tính năng tùy chỉnh hoặc nâng cao hơn SaaS, tích hợp thẳng với dữ liệu của khách hàng
Đặc điểm:
- Giải pháp AI có thể triển khai cục bộ hoặc tích hợp vào hệ thống lớn hơn.
- Tập trung vào các giải pháp phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Mang lại cả ROI ngắn hạn và tiềm năng chuyển đổi lâu dài.
Ví dụ: H2O.ai - Phần mềm giúp xây dựng mô hình AI tùy chỉnh và tự động hóa quy trình. Tại Việt Nam thì có FPT AI, Aimesoft (áp dụng AI vào nhiều lĩnh vực) hay SlimCRM (dùng AI phân tích dữ liệu khách hàng để hỗ trợ sales)
3. AI Platform Vendor
- Nhà cung cấp nền tảng AI linh hoạt để doanh nghiệp xây dựng, phát triển và tùy chỉnh các giải pháp AI riêng.
Đặc điểm:
- Cho phép tích hợp AI vào nhiều quy trình.
- Doanh nghiệp có thể "xây dựng trên nền tảng" để tạo giải pháp AI phù hợp với nhu cầu.
- Mang lại lợi ích dài hạn, giúp doanh nghiệp trưởng thành về mặt AI.
Ví dụ: Google Cloud AI, Microsoft Azure AI, và AWS AI (Amazon) hay các nền tảng mở ...
4. AI Tech and Management Consulting
- Tư vấn về cả công nghệ AI và chiến lược quản lý AI.
Đặc điểm:
- Đánh giá hiện trạng, lập kế hoạch, triển khai AI cho doanh nghiệp.
- Cung cấp kiến thức sâu về công nghệ AI và chiến lược tối ưu hóa.
- Kết hợp cả ROI ngắn hạn và chuyển đổi lâu dài tùy theo mô hình khách hàng.
Ví dụ: Deloitte AI Consulting, Accenture AI Services. Ở VN thì FPT AI, CMC AI, VINNO....
5. AI Management Consulting
Tập trung vào tư vấn chiến lược quản lý AI để doanh nghiệp phát triển và tối ưu hóa năng lực AI.
Đặc điểm:
- Không tập trung quá nhiều vào công nghệ AI mà tập trung vào con người và quy trình.
- Giúp doanh nghiệp xây dựng AI mindset và quy trình AI lâu dài.
- Thúc đẩy khả năng chuyển đổi số toàn diện và phát triển năng lực nội bộ.
Ví dụ: McKinsey AI Management Consulting, BCG AI Strategy.
Mỗi loại nhà cung cấp AI đáp ứng một mục tiêu và giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp.
Cá nhân mình đang phát triển sản phẩm và dịch vụ cho nhóm (1) và (4). Ae nào cùng chí hướng thì có thể kết nối để cùng học hỏi và chia sẻ cơ hội kinh doanh nhé.
Huong Dinh - từ SlimAI & SlimCRM
Dạo này thấy sản phẩm AI mọc lên như nấm. Nhưng ở góc độ là doanh nghiệp muốn sử dụng các sản phẩm này thì làm thế nào để chọn đúng mô hình phù hợp và tạo ra lợi ích thực sự?
Emerj’s AI Project Quadrant đã phân loại các nhà cung cấp AI thành 5 nhóm, giúp doanh nghiệp dễ dàng hình dung và ra quyết định hơn
1. AI SaaS Product Vendor
- Nhà cung cấp phần mềm AI dưới dạng dịch vụ thuê bao (Software-as-a-Service).
Đặc điểm:
- Triển khai nhanh chóng, chi phí thấp.
- Giải pháp được tiêu chuẩn hóa, phù hợp cho nhiều doanh nghiệp.
- Tập trung vào ROI ngắn hạn, giải quyết một vấn đề cụ thể như phân loại dữ liệu, tự động hóa marketing.
Ví dụ: Các công cụ AI chuyên biệt như Grammarly (sửa ngữ pháp), Vbee (công nghệ AI đọc văn bản), SlimAI (công cụ GenAI tích hợp nhiều model AI) -> nhiều quá k liệt kê nổi
2. AI Product Vendor
- Nhà cung cấp sản phẩm AI độc lập với các tính năng tùy chỉnh hoặc nâng cao hơn SaaS, tích hợp thẳng với dữ liệu của khách hàng
Đặc điểm:
- Giải pháp AI có thể triển khai cục bộ hoặc tích hợp vào hệ thống lớn hơn.
- Tập trung vào các giải pháp phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Mang lại cả ROI ngắn hạn và tiềm năng chuyển đổi lâu dài.
Ví dụ: H2O.ai - Phần mềm giúp xây dựng mô hình AI tùy chỉnh và tự động hóa quy trình. Tại Việt Nam thì có FPT AI, Aimesoft (áp dụng AI vào nhiều lĩnh vực) hay SlimCRM (dùng AI phân tích dữ liệu khách hàng để hỗ trợ sales)
3. AI Platform Vendor
- Nhà cung cấp nền tảng AI linh hoạt để doanh nghiệp xây dựng, phát triển và tùy chỉnh các giải pháp AI riêng.
Đặc điểm:
- Cho phép tích hợp AI vào nhiều quy trình.
- Doanh nghiệp có thể "xây dựng trên nền tảng" để tạo giải pháp AI phù hợp với nhu cầu.
- Mang lại lợi ích dài hạn, giúp doanh nghiệp trưởng thành về mặt AI.
Ví dụ: Google Cloud AI, Microsoft Azure AI, và AWS AI (Amazon) hay các nền tảng mở ...
4. AI Tech and Management Consulting
- Tư vấn về cả công nghệ AI và chiến lược quản lý AI.
Đặc điểm:
- Đánh giá hiện trạng, lập kế hoạch, triển khai AI cho doanh nghiệp.
- Cung cấp kiến thức sâu về công nghệ AI và chiến lược tối ưu hóa.
- Kết hợp cả ROI ngắn hạn và chuyển đổi lâu dài tùy theo mô hình khách hàng.
Ví dụ: Deloitte AI Consulting, Accenture AI Services. Ở VN thì FPT AI, CMC AI, VINNO....
5. AI Management Consulting
Tập trung vào tư vấn chiến lược quản lý AI để doanh nghiệp phát triển và tối ưu hóa năng lực AI.
Đặc điểm:
- Không tập trung quá nhiều vào công nghệ AI mà tập trung vào con người và quy trình.
- Giúp doanh nghiệp xây dựng AI mindset và quy trình AI lâu dài.
- Thúc đẩy khả năng chuyển đổi số toàn diện và phát triển năng lực nội bộ.
Ví dụ: McKinsey AI Management Consulting, BCG AI Strategy.
Mỗi loại nhà cung cấp AI đáp ứng một mục tiêu và giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp.
Cá nhân mình đang phát triển sản phẩm và dịch vụ cho nhóm (1) và (4). Ae nào cùng chí hướng thì có thể kết nối để cùng học hỏi và chia sẻ cơ hội kinh doanh nhé.
Huong Dinh - từ SlimAI & SlimCRM