Colby Rice
Colby Rice
New member
- Tham gia
- 25/9/24
- Bài viết
- 1
- Cảm xúc
- 1
Ralph Nelson Elliott đã phát triển Lý thuyết sóng Elliott vào những năm 1930. Elliott tin rằng thị trường được giao dịch theo mô hình lặp đi lặp lại, điều này trái với suy nghĩ của nhà giao dịch mới là thị trường vận hành một cách ngẫu nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét lịch sử đằng sau Lý thuyết sóng Elliott và cách áp dụng nó để giao dịch.
Những con sóng
Elliott cho rằng xu hướng giá xuất phát từ tâm lý phổ biến của các nhà đầu tư. Ông phát hiện ra rằng sự thay đổi tâm lý đám đông luôn xuất hiện trong cùng một mô hình tuần hoàn – fractal, hay "những con sóng" trong thị trường tài chính.
Lý thuyết của Elliott có phần giống với lý thuyết Dow ở chỗ cả hai đều nhận ra rằng giá cổ phiếu biến động theo những con sóng. Elliott cũng nhận ra tính chất tuần hoàn của thị trường (fractal), tuy nhiên, ông có thể phân tích chúng chi tiết hơn nhiều. Fractals là các cấu trúc toán học, với sự lập đi lập lại đến vô cùng ở mỗi phạm vi nhỏ hơn. Elliott phát hiện ra mô hình giá của các chỉ số chứng khoán có cùng một cấu trúc. Sau đó, ông bắt đầu xem xét cách sử dụng các mô hình này để dự đoán về các xu hương của thị trường trong tương lai.
Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng
Elliott đã đưa ra dự đoán về thị trường chứng khoán dựa trên những đặc điểm mà ông đã khám phá ra trong các mẫu sóng. Một sóng đẩy (impulse wave), di chuyển cùng với xu hướng chính, luôn có 5 sóng trong mô hình của nó. Mặt khác, một sóng điều chỉnh xu hướng chính (corrective wave), di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ở phạm vi nhỏ hơn, cũng có 5 sóng trong mỗi sóng đẩy.
Mô hình tiếp theo này lặp lại tới vô cùng ở mỗi phạm vi nhỏ hơn. Elliott đã phát hiện ra cấu trúc tuần hoàn này trên thị trường tài chính vào những năm 1930, nhưng chỉ vài thập kỷ sau, các nhà khoa học mới nhận ra và chứng minh chúng bằng toán học.
Trong thị trường tài chính, chúng ta biết rằng "những gì đi lên, phải đi xuống", khi giá biến động lên hoặc xuống, luôn theo sau là một chuyển động ngược lại. Hành động giá được chia thành xu hướng và điều chỉnh. Xu hướng cho thấy hướng chính của giá, trong khi điều chỉnh di chuyển ngược với xu hướng chính.
Giải thích lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott được giải thích như sau:
5 sóng di chuyển theo xu hướng chính, theo sau là 3 sóng điều chỉnh xu hướng chính (tổng cộng theo hình mẫu 5-3). Bước di chuyển 5-3 này sau đó trở thành hai sóng nhỏ của bước sóng lớn hơn tiếp theo.
Mẫu 5-3 về cơ bản là không đổi, mặc dù khoảng thời gian của mỗi sóng có thể khác nhau.
Chúng ta hãy xem biểu đồ sau đây được tạo thành từ 8 sóng (5 sóng xu hướng tăng và 3 sóng xu hướng giảm) được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, A, B và C.
Sóng 1, 2, 3, 4 và 5 tạo thành một sóng đẩy và sóng A, B và C tạo thành sóng điều chỉnh xu hướng chính. Lần lượt từ sóng 1-5 tạo thành sóng 1 ở bước sóng lớn hơn tiếp theo và 3 sóng điều chỉnh xu hướng chính A B C tạo thành sóng 2 ở bước sóng lớn hơn tiếp theo.
Sóng điều chỉnh xu hướng thường có ba biến động giá khác nhau – 2 sóng theo hướng điều chỉnh (A và C) và 1 sóng (B) ngược lại. Sóng 2 và 4 trong hình trên là sóng điều chỉnh. Những sóng này thường có cấu trúc như sau:
Lưu ý rằng trong hình này, sóng A và C di chuyển theo xu hướng ở một phạm vi lớn hơn nên bao gồm năm sóng nhỏ hơn. Trong khi sóng B theo chiều ngược lại – sóng điều chỉnh, và bao gồm ba sóng.
Một sự hình thành sóng đẩy, theo sau là một sóng điều chỉnh, tạo thành một mức sóng Elliott bao gồm các xu hướng và các điều chỉnh xu hướng.
Như bạn có thể thấy từ các mô hình trên, 5 sóng không phải lúc nào cũng đi lên trên và ba sóng không phải lúc nào cũng đi xuống dưới. Chẳng hạn, khi độ lớn xu hướng giảm xuống, chuỗi 5 sóng cũng giảm.
Mức độ sóng
Elliott đã xác định có 9 mức độ sóng, mà ông đặt như sau, từ lớn nhất đến nhỏ nhất:
Để sử dụng lý thuyết trong giao dịch hàng ngày, một nhà giao dịch có thể xác định một sóng đẩy có xu hướng tăng, vào lệnh mua và sau đó bán hoặc vào lệnh bán khi mô hình hoàn thành 5 sóng và sắp có một sự đảo chiều.
Thuyết phổ biến của Elliott Wave
Vào những năm 1970, nguyên tắc Sóng Elliott đã trở nên phổ biến thông qua công việc của A.J. Frost và Robert Prechter. Trong cuốn sách huyền thoại của họ - Elliott Wave Principle: Key to Market Behavior - các tác giả đã dự đoán thị trường tăng giá trong thập niên 1980. Prechter sau đó đưa ra khuyến nghị bán nhiều ngày trước khi thị trường sụp đổ năm 1987.
Điểm mấu chốt
Những người sử dụng Elliott Wave nhấn mạnh rằng nó đơn giản vì khi thị trường có tính tuần hoàn sẽ làm cho thị trường dễ dự đoán hơn. Các nhà khoa học nhận ra một cái cây cũng có tính chất tuần hoàn (fractal), nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể đoán đường đi của mỗi nhánh cây. Trong ứng dụng thực tế, Nguyên tắc sóng Elliott có những người say mê và cũng có người phỉ báng, như tất cả các phương pháp phân tích khác.
Một trong những vấn đề chính là các trader luôn có thể đổ lỗi cho việc phân tích biểu đồ hơn là những điểm yếu của Sóng Elliott. Thật ra, không có một cách giải thích gợi mở nào về việc một sóng mất bao lâu để hoàn thành. Cũng có nghĩa, các trader yêu thích Lý thuyết sóng Elliott sẽ nhiệt tình bảo vệ nó.
Những con sóng
Elliott cho rằng xu hướng giá xuất phát từ tâm lý phổ biến của các nhà đầu tư. Ông phát hiện ra rằng sự thay đổi tâm lý đám đông luôn xuất hiện trong cùng một mô hình tuần hoàn – fractal, hay "những con sóng" trong thị trường tài chính.
Lý thuyết của Elliott có phần giống với lý thuyết Dow ở chỗ cả hai đều nhận ra rằng giá cổ phiếu biến động theo những con sóng. Elliott cũng nhận ra tính chất tuần hoàn của thị trường (fractal), tuy nhiên, ông có thể phân tích chúng chi tiết hơn nhiều. Fractals là các cấu trúc toán học, với sự lập đi lập lại đến vô cùng ở mỗi phạm vi nhỏ hơn. Elliott phát hiện ra mô hình giá của các chỉ số chứng khoán có cùng một cấu trúc. Sau đó, ông bắt đầu xem xét cách sử dụng các mô hình này để dự đoán về các xu hương của thị trường trong tương lai.
Dự đoán thị trường dựa trên mô hình sóng
Elliott đã đưa ra dự đoán về thị trường chứng khoán dựa trên những đặc điểm mà ông đã khám phá ra trong các mẫu sóng. Một sóng đẩy (impulse wave), di chuyển cùng với xu hướng chính, luôn có 5 sóng trong mô hình của nó. Mặt khác, một sóng điều chỉnh xu hướng chính (corrective wave), di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ở phạm vi nhỏ hơn, cũng có 5 sóng trong mỗi sóng đẩy.
Mô hình tiếp theo này lặp lại tới vô cùng ở mỗi phạm vi nhỏ hơn. Elliott đã phát hiện ra cấu trúc tuần hoàn này trên thị trường tài chính vào những năm 1930, nhưng chỉ vài thập kỷ sau, các nhà khoa học mới nhận ra và chứng minh chúng bằng toán học.
Trong thị trường tài chính, chúng ta biết rằng "những gì đi lên, phải đi xuống", khi giá biến động lên hoặc xuống, luôn theo sau là một chuyển động ngược lại. Hành động giá được chia thành xu hướng và điều chỉnh. Xu hướng cho thấy hướng chính của giá, trong khi điều chỉnh di chuyển ngược với xu hướng chính.
Giải thích lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott được giải thích như sau:
5 sóng di chuyển theo xu hướng chính, theo sau là 3 sóng điều chỉnh xu hướng chính (tổng cộng theo hình mẫu 5-3). Bước di chuyển 5-3 này sau đó trở thành hai sóng nhỏ của bước sóng lớn hơn tiếp theo.
Mẫu 5-3 về cơ bản là không đổi, mặc dù khoảng thời gian của mỗi sóng có thể khác nhau.
Chúng ta hãy xem biểu đồ sau đây được tạo thành từ 8 sóng (5 sóng xu hướng tăng và 3 sóng xu hướng giảm) được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, A, B và C.
Sóng 1, 2, 3, 4 và 5 tạo thành một sóng đẩy và sóng A, B và C tạo thành sóng điều chỉnh xu hướng chính. Lần lượt từ sóng 1-5 tạo thành sóng 1 ở bước sóng lớn hơn tiếp theo và 3 sóng điều chỉnh xu hướng chính A B C tạo thành sóng 2 ở bước sóng lớn hơn tiếp theo.
Sóng điều chỉnh xu hướng thường có ba biến động giá khác nhau – 2 sóng theo hướng điều chỉnh (A và C) và 1 sóng (B) ngược lại. Sóng 2 và 4 trong hình trên là sóng điều chỉnh. Những sóng này thường có cấu trúc như sau:
Lưu ý rằng trong hình này, sóng A và C di chuyển theo xu hướng ở một phạm vi lớn hơn nên bao gồm năm sóng nhỏ hơn. Trong khi sóng B theo chiều ngược lại – sóng điều chỉnh, và bao gồm ba sóng.
Một sự hình thành sóng đẩy, theo sau là một sóng điều chỉnh, tạo thành một mức sóng Elliott bao gồm các xu hướng và các điều chỉnh xu hướng.
Như bạn có thể thấy từ các mô hình trên, 5 sóng không phải lúc nào cũng đi lên trên và ba sóng không phải lúc nào cũng đi xuống dưới. Chẳng hạn, khi độ lớn xu hướng giảm xuống, chuỗi 5 sóng cũng giảm.
Mức độ sóng
Elliott đã xác định có 9 mức độ sóng, mà ông đặt như sau, từ lớn nhất đến nhỏ nhất:
- Grand Supercycle: cấp độ sóng siêu chu kỳ lớn, sóng kéo dài nhiều thập kỷ, đôi khi cả thế kỷ.
- Supercycle: cấp độ sóng siêu chu kỳ kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ.
- Cycle: cấp độ sóng chu kỳ kéo dài từ 1 đến vài năm.
- Primary: cấp độ sóng xu hướng chính kéo dài từ vài tháng đến 2 năm.
- Intermediate: cấp độ sóng xu hướng trung hạn kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
- Minor: cấp độ sóng con kéo dài trong vài tuần.
- Minute: cấp độ sóng nhỏ kéo dài trong vài ngày.
- Minuette: cấp độ sóng rất nhỏ kéo dài trong vài giờ.
- Subminutte: cấp độ sóng siêu nhỏ kéo dài trong vài phút.
Để sử dụng lý thuyết trong giao dịch hàng ngày, một nhà giao dịch có thể xác định một sóng đẩy có xu hướng tăng, vào lệnh mua và sau đó bán hoặc vào lệnh bán khi mô hình hoàn thành 5 sóng và sắp có một sự đảo chiều.
Thuyết phổ biến của Elliott Wave
Vào những năm 1970, nguyên tắc Sóng Elliott đã trở nên phổ biến thông qua công việc của A.J. Frost và Robert Prechter. Trong cuốn sách huyền thoại của họ - Elliott Wave Principle: Key to Market Behavior - các tác giả đã dự đoán thị trường tăng giá trong thập niên 1980. Prechter sau đó đưa ra khuyến nghị bán nhiều ngày trước khi thị trường sụp đổ năm 1987.
Điểm mấu chốt
Những người sử dụng Elliott Wave nhấn mạnh rằng nó đơn giản vì khi thị trường có tính tuần hoàn sẽ làm cho thị trường dễ dự đoán hơn. Các nhà khoa học nhận ra một cái cây cũng có tính chất tuần hoàn (fractal), nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể đoán đường đi của mỗi nhánh cây. Trong ứng dụng thực tế, Nguyên tắc sóng Elliott có những người say mê và cũng có người phỉ báng, như tất cả các phương pháp phân tích khác.
Một trong những vấn đề chính là các trader luôn có thể đổ lỗi cho việc phân tích biểu đồ hơn là những điểm yếu của Sóng Elliott. Thật ra, không có một cách giải thích gợi mở nào về việc một sóng mất bao lâu để hoàn thành. Cũng có nghĩa, các trader yêu thích Lý thuyết sóng Elliott sẽ nhiệt tình bảo vệ nó.