ĐỪNG SEEDING SƯỢNG TRÂN NHƯ NÀY NỮA CÁCH SEEDING CHÂN THẬT KHIẾN KHÁCH DỄ CHỐT ĐƠN HƠN
Seeding thì ai cũng biết rồi. Người thì đăng bài chạy ads, seeding để khách tò mò, tìm hiểu, đọc comment thấy sản phẩm tốt thì chốt đơn mua. Kẻ thì book KOL review sản phẩm, cũng push seeding để tăng nhận diện cho sản phẩm (như dưới đây).
Nhưng thật lòng mà nói thì sau khi đọc hàng loạt comment seeding dưới đây bạn có thấy nó cứ kì kì không?
Không phải do bạn đâu! Là do người ta seeding dở đó. Để mình chỉ mọi người cách seeding "thật trân" và khiến khách hàng dễ dàng chốt đơn hơn nha.
1. NHỮNG HÌNH THỨC SEEDING HIỆN NAY
Seeding tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến. Một số hình thức Seeding phổ biến hiện nay bao gồm:
• Seeding thảo luận: Doanh nghiệp sẽ tạo các chủ đề thảo luận, bình luận, hay câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hay vấn đề nào đó, nhằm kích thích sự tham gia, trao đổi, và chia sẻ của cộng đồng mạng. Seeding thảo luận giúp tạo ra sự tương tác, tăng độ tin cậy, và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
• Seeding đặt hàng: Đây là hình thức Seeding giúp doanh nghiệp dễ dàng dẫn dắt khách hàng thực hiện các hành động mong muốn, chẳng hạn như để lại thông tin liên hệ để đặt hàng hoặc đặt câu hỏi cho doanh nghiệp.
• Seeding hỏi đáp: Với hình thức này, doanh nghiệp tạo ra những bài viết / bình luận để hỏi đáp về sản phẩm, dịch vụ. Seeding hỏi đáp không chỉ gợi lên sự tò mò và hứng thú của khách hàng mà còn tạo ra cơ hội để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Seeding tư vấn: Đây là hình thức Seeding tạo ra những bình luận, đánh giá, hay chia sẻ về những lợi ích, ưu điểm, hay giải pháp mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng.
2. BA GIAI ĐOẠN SEEDING
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn trong Seeding, bạn nên biết về mô hình AISAS. Đây là một mô hình hữu ích, được sáng tạo bởi Dentsu, giúp các Seeder hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số. Từ đó, các Seeder có thể tạo ra các nội dung Seeding hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Từ mô hình AISAS, quy trình Seeding được phát triển và phân chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
• Giai đoạn 1: Tạo độ nhận diện
Giai đoạn đầu tiên có mục đích giúp người dùng biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung Seeding cần được truyền tải một cách sáng tạo, hấp dẫn để thu hút sự chú ý cũng như kích thích sự tò mò của người dùng.
• Giai đoạn 2: Tăng cường cảm xúc
Sau khi tạo được nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giai đoạn tiếp theo đó chính là tăng cường giá trị cảm xúc. Các Seeder cần tạo ra thiện cảm, cũng như sự tin tưởng của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở giai đoạn này, các cuộc đối thoại, thảo luận xoay quanh thương hiệu, cùng các lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại sẽ mang lại hiệu quả cao.
• Giai đoạn 3: Hành động
Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định việc khách hàng có mua hàng hay không. Ở các giai đoạn trước, các Seeder đã làm cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu, hiểu rõ những thông tin cần thiết, và sẵn sàng hành động. Chia sẻ là hành động phổ biến nhất ở giai đoạn này. Khi khách hàng sẵn sàng chia sẻ, thương hiệu sẽ được lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người trên các nền tảng số.
3. HAI CHIẾN LƯỢC GIÚP SEEDING HIỆU QUẢ HƠN
3.1. CHIẾN LƯỢC “VỪA ĐẤM VỪA XOA”
Đây là chiến lược Seeding tạo ra những bình luận, đánh giá, hay chia sẻ bao gồm cả những điểm tích cực và tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ. Chiến lược này giúp tăng sự chân thật, khách quan của Seeding, đồng thời tạo ra sự cân bằng, tránh gây ra sự nghi ngờ, hoặc phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
Để có thể hiểu thêm về chiến lược này, bạn có thể đọc qua ví dụ sau. Một thương hiệu thời trang có thể Seeding một bài viết review sản phẩm mới của mình, trong đó khen ngợi những ưu điểm của sản phẩm, chẳng hạn như: thiết kế đẹp, chất liệu tốt, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bài viết cũng có bình luận về một số nhược điểm nhỏ của sản phẩm, chẳng hạn như: form dáng hơi rộng, màu sắc không được đa dạng. Như vậy, chiến lược Seeding này sẽ giúp người dùng có được cái nhìn khách quan về sản phẩm, từ đó có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm hơn.
Xem ví dụ về chiến lược "Vừa đấm vừa xoa" tại đây
3.2. TƯ VẤN CÔNG KHAI, TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÁCH QUAN TÂM
Để thực hiện chiến lược Seeding này, doanh nghiệp cần tạo một vài tài khoản giả để đóng vai khách hàng và đặt ra những câu hỏi, thắc mắc, hay yêu cầu mà khách hàng thường quan tâm. Sau đó, những gì doanh nghiệp cần làm là trả lời tận tâm những thắc mắc đó.
Hãy cùng xem qua 2 bình luận sau:
• Shop ơi, mình muốn mua sản phẩm này nhưng không biết nó có phù hợp với làn da của mình không? Mình có da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Sản phẩm này có chứa cồn hay paraben không? Shop có thể tư vấn cho mình được không?
• Sản phẩm này không chứa cồn, paraben hay hương liệu bạn nhé. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn với da, kể cả những làn da nhạy cảm nhất.
Những vấn đề về thành phần của mỹ phẩm luôn là những thứ được khách hàng quan tâm, đặc biệt là chị em phái nữ. Do vậy, việc doanh nghiệp đặt ra những câu hỏi rồi trả lời những vấn đề này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Xem ví dụ về chiến lược “Tư vấn công khai” tại đây nhé
Seeding thì ai cũng biết rồi. Người thì đăng bài chạy ads, seeding để khách tò mò, tìm hiểu, đọc comment thấy sản phẩm tốt thì chốt đơn mua. Kẻ thì book KOL review sản phẩm, cũng push seeding để tăng nhận diện cho sản phẩm (như dưới đây).
Nhưng thật lòng mà nói thì sau khi đọc hàng loạt comment seeding dưới đây bạn có thấy nó cứ kì kì không?
Không phải do bạn đâu! Là do người ta seeding dở đó. Để mình chỉ mọi người cách seeding "thật trân" và khiến khách hàng dễ dàng chốt đơn hơn nha.
1. NHỮNG HÌNH THỨC SEEDING HIỆN NAY
Seeding tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến. Một số hình thức Seeding phổ biến hiện nay bao gồm:
• Seeding thảo luận: Doanh nghiệp sẽ tạo các chủ đề thảo luận, bình luận, hay câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hay vấn đề nào đó, nhằm kích thích sự tham gia, trao đổi, và chia sẻ của cộng đồng mạng. Seeding thảo luận giúp tạo ra sự tương tác, tăng độ tin cậy, và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
• Seeding đặt hàng: Đây là hình thức Seeding giúp doanh nghiệp dễ dàng dẫn dắt khách hàng thực hiện các hành động mong muốn, chẳng hạn như để lại thông tin liên hệ để đặt hàng hoặc đặt câu hỏi cho doanh nghiệp.
• Seeding hỏi đáp: Với hình thức này, doanh nghiệp tạo ra những bài viết / bình luận để hỏi đáp về sản phẩm, dịch vụ. Seeding hỏi đáp không chỉ gợi lên sự tò mò và hứng thú của khách hàng mà còn tạo ra cơ hội để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Seeding tư vấn: Đây là hình thức Seeding tạo ra những bình luận, đánh giá, hay chia sẻ về những lợi ích, ưu điểm, hay giải pháp mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng.
2. BA GIAI ĐOẠN SEEDING
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn trong Seeding, bạn nên biết về mô hình AISAS. Đây là một mô hình hữu ích, được sáng tạo bởi Dentsu, giúp các Seeder hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số. Từ đó, các Seeder có thể tạo ra các nội dung Seeding hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Từ mô hình AISAS, quy trình Seeding được phát triển và phân chia thành 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
• Giai đoạn 1: Tạo độ nhận diện
Giai đoạn đầu tiên có mục đích giúp người dùng biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung Seeding cần được truyền tải một cách sáng tạo, hấp dẫn để thu hút sự chú ý cũng như kích thích sự tò mò của người dùng.
• Giai đoạn 2: Tăng cường cảm xúc
Sau khi tạo được nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giai đoạn tiếp theo đó chính là tăng cường giá trị cảm xúc. Các Seeder cần tạo ra thiện cảm, cũng như sự tin tưởng của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở giai đoạn này, các cuộc đối thoại, thảo luận xoay quanh thương hiệu, cùng các lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại sẽ mang lại hiệu quả cao.
• Giai đoạn 3: Hành động
Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định việc khách hàng có mua hàng hay không. Ở các giai đoạn trước, các Seeder đã làm cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu, hiểu rõ những thông tin cần thiết, và sẵn sàng hành động. Chia sẻ là hành động phổ biến nhất ở giai đoạn này. Khi khách hàng sẵn sàng chia sẻ, thương hiệu sẽ được lan tỏa mạnh mẽ đến mọi người trên các nền tảng số.
3. HAI CHIẾN LƯỢC GIÚP SEEDING HIỆU QUẢ HƠN
3.1. CHIẾN LƯỢC “VỪA ĐẤM VỪA XOA”
Đây là chiến lược Seeding tạo ra những bình luận, đánh giá, hay chia sẻ bao gồm cả những điểm tích cực và tiêu cực về sản phẩm, dịch vụ. Chiến lược này giúp tăng sự chân thật, khách quan của Seeding, đồng thời tạo ra sự cân bằng, tránh gây ra sự nghi ngờ, hoặc phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
Để có thể hiểu thêm về chiến lược này, bạn có thể đọc qua ví dụ sau. Một thương hiệu thời trang có thể Seeding một bài viết review sản phẩm mới của mình, trong đó khen ngợi những ưu điểm của sản phẩm, chẳng hạn như: thiết kế đẹp, chất liệu tốt, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, bài viết cũng có bình luận về một số nhược điểm nhỏ của sản phẩm, chẳng hạn như: form dáng hơi rộng, màu sắc không được đa dạng. Như vậy, chiến lược Seeding này sẽ giúp người dùng có được cái nhìn khách quan về sản phẩm, từ đó có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm hơn.
Xem ví dụ về chiến lược "Vừa đấm vừa xoa" tại đây
3.2. TƯ VẤN CÔNG KHAI, TRẢ LỜI CÂU HỎI KHÁCH QUAN TÂM
Để thực hiện chiến lược Seeding này, doanh nghiệp cần tạo một vài tài khoản giả để đóng vai khách hàng và đặt ra những câu hỏi, thắc mắc, hay yêu cầu mà khách hàng thường quan tâm. Sau đó, những gì doanh nghiệp cần làm là trả lời tận tâm những thắc mắc đó.
Hãy cùng xem qua 2 bình luận sau:
• Shop ơi, mình muốn mua sản phẩm này nhưng không biết nó có phù hợp với làn da của mình không? Mình có da nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Sản phẩm này có chứa cồn hay paraben không? Shop có thể tư vấn cho mình được không?
• Sản phẩm này không chứa cồn, paraben hay hương liệu bạn nhé. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn với da, kể cả những làn da nhạy cảm nhất.
Những vấn đề về thành phần của mỹ phẩm luôn là những thứ được khách hàng quan tâm, đặc biệt là chị em phái nữ. Do vậy, việc doanh nghiệp đặt ra những câu hỏi rồi trả lời những vấn đề này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Xem ví dụ về chiến lược “Tư vấn công khai” tại đây nhé