Christopher Caron
Christopher Caron
New member
- Tham gia
- 24/8/24
- Bài viết
- 2
- Cảm xúc
- 0
Xu hướng tăng và xu hướng giảm là những chủ đề nóng giữa các người phân tích kỹ thuật và trader vì họ chắc chắn rằng giao dịch theo xu hướng sẽ có lợi cho vị thế của họ, thay vì chống lại nó. Đường xu hướng rất dễ nhận biết, các trader vẽ nó trên biểu đồ để kết nối một loạt giá với nhau. Đường kết quả sau đó được sử dụng để cung cấp cho trader về hướng mà giá có thể di chuyển. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá cách sử dụng công cụ này. Sẽ không lâu nữa trước khi bạn vẽ chúng trên các biểu đồ của riêng bạn để tăng cơ hội thực hiện giao dịch thành công!
Đường xu hướng cơ bản
Biết được hướng của một xu hướng là một trong những cách cơ bản nhất để tăng xác suất giao dịch thành công vì nó đảm bảo rằng sức mạnh của toàn thị trường đang có lợi cho bạn.
Đường xu hướng dốc xuống cho thấy cổ phiếu đang có một lượng cung vượt mức, dấu hiệu cho thấy những người tham gia thị trường sẵn sàng Bán hơn thay vì Mua. Như bạn có thể thấy trong Hình 1 khi có đường xu hướng dốc xuống (đường chấm đen), bạn không nên giữ vị thế Mua; giá tăng cao hơn là không thể, khi xu hướng dài hạn đang đi xuống. Ngược lại, một xu hướng tăng là tín hiệu cho thấy lượng Cầu lớn hơn Cung và nó gợi ý rằng giá có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Hình 1
Đường xu hướng có thể thay đổi mạnh mẽ, tùy thuộc vào khung thời gian và độ dốc của nó. Ví dụ, một số cổ phiếu có thể hiển thị xu hướng tăng/giảm trong nhiều tháng, vài ngày hoặc thậm chí vài phút, trong khi các cổ phiếu khác có thể bị giới hạn phạm vi và đi ngang.
Hỗ trợ và kháng sự
Đường xu hướng là một công cụ tương đối đơn giản để xác định xu hướng chung của một tài sản, nhưng quan trọng hơn, chúng cũng có thể sử dụng để dự đoán các vùng hỗ trợ và kháng cự. Các đường xu hướng được sử dụng để xác định các mức trên biểu đồ mà tại đó giá sẽ có một khoảng thời gian khó di chuyển. Điều này có thể hữu ích cho các trader đang tìm kiếm các điểm vào lệnh hoặc sử dụng để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, bằng cách xác định các khu vực để đặt lệnh dừng lỗ.
Các trader đặc biệt chú ý đến một tài sản khi giá tiếp cận đường xu hướng vì các vùng này giúp xác định xu hướng ngắn hạn của tài sản. Khi giá gần mức hỗ trợ/kháng cự chính, có 2 trường hợp có thể xảy ra: Giá sẽ bật khỏi đường xu hướng và tiếp tục theo hướng của xu hướng trước đó, hoặc nó sẽ di chuyển xuyên qua đường xu hướng, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang đảo chiều hoặc suy yếu.
Vẽ đường xu hướng
Như đã đề cập trước đó, đường xu hướng chỉ đơn giản là các đường kết nối một loạt các mức giá giúp trader hình dung về nơi mà giá đang hướng tới. Vấn đề là việc tìm ra mức giá nào được sử dụng để tạo ra đường xu hướng. Như bạn có thể biết, 1 phiên giao dịch bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, thấp và cao, nhưng giá nào trong số này nên được sử dụng khi tạo đường xu hướng?
Không có 1 câu trả lời riêng biệt cho câu hỏi này. Các tín hiệu được tạo ra bởi các mô hình/chỉ báo kỹ thuật thì mang tính chủ quan và đường xu hướng cũng vậy. Đó hoàn toàn là quyết định của mỗi trader khi chọn điểm nào để tạo đường và không có 2 trader nào sẽ luôn đồng ý sử dụng cùng một điểm. Một số nhà giao dịch sẽ chỉ nối giá đóng cửa trong khi những người khác có thể chọn sử dụng kết hợp giá đóng cửa, mở cửa và giá cao. Bất kể giá được nối như thế nào, điều quan trọng cần lưu ý là giá càng chạm vào đường xu hướng thì đường được cho là mạnh hơn và có ảnh hưởng hơn.
Nói chung, đường xu hướng dốc lên được sử dụng để nối các mức giá với vai trò là ngưỡng hỗ trợ, khi tài sản đang có xu hướng tăng. Nghĩa là các đường xu hướng dốc lên chủ yếu được vẽ dưới giá và kết nối một loạt các mức đóng cửa hoặc mức thấp trong giai đoạn. Ngược lại, đường xu hướng dốc xuống thường được sử dụng để nối một loạt giá đóng cửa hoặc mức giá cao trong giai đoạn, đóng vai trò là ngưỡng kháng cự khi tài sản đang có xu hướng giảm. Điều này tương tự với những gì được hiển thị trong biểu đồ trên.
Nên lưu ý rằng có thể sử dụng 2 đường xu hướng trên cùng một biểu đồ. Tuy nhiên, phương pháp này, được gọi là kênh giá, nằm ngoài phạm vi của bài viết này.
Để minh họa khái niệm vẽ đường xu hướng tăng dần, chúng tôi đã chọn xem xét hành động giá của AutoDesk Inc. (ADSK) trong khoảng thời gian từ tháng 8/2004 đến 12/2005. Như bạn có thể thấy trong Hình 2, đường xu hướng được vẽ để nó kết nối mức giá thấp minh họa bởi các mũi tên màu đen. Khi một đường xu hướng được thiết lập, các trader sẽ mong đợi thấy giá của tài sản tiếp tục tăng cho đến khi giá đóng cửa dưới mức hỗ trợ mới được hình thành.
Hình 2
Khi thời gian trôi qua, chúng ta có thể thấy trong Hình 3, giá đã test ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng một lần nữa vào tháng 8/2005. Điều này rất quan trọng vì sức mạnh của đường xu hướng càng củng cố mỗi khi giá chạm vào. Hành động giá minh họa bằng mũi tên bên phải được các nhà giao dịch sử dụng để xác nhận rằng đường xu hướng này vững chắc. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch sẽ tìm cách vào một vị thế Mua càng gần với đường xu hướng càng tốt.
Hình 3
Khi trader đã vào một vị thế gần đường xu hướng, anh ta sẽ giữ vị trí mở cho đến khi giá di chuyển xuống dưới mức hỗ trợ của đường xu hướng. Hầu hết trader sẽ liên tục điều chỉnh các lệnh dừng lỗ của họ bằng cách di chuyển chúng lên cao hơn, khi đường xu hướng tiếp tục dốc lên. Phương pháp này đảm bảo cho trader giữ lại càng nhiều tiền càng tốt, mà không bị đẩy khỏi vị thế quá sớm. Giữ một lệnh dừng lỗ dưới đường xu hướng là một cách để đảm bảo giá có đủ phạm vi dao động, mà không bị thoát lệnh. Trong trường hợp này, sử dụng đường xu hướng tăng dần làm chỉ dẫn khi dự kiến giá sẽ cao hơn, đem đến một giao dịch có lợi nhuận cao, như bạn có thể thấy trong Hình 4.
Hình 4
Điểm mấu chốt
Đường xu hướng được sử dụng phổ biến bởi các trader tìm cách đảm bảo rằng xu hướng đang theo hướng có lợi cho vị thế giao dịch của họ. Đường xu hướng còn được sử dụng hiệu quả để đánh giá các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tiềm năng, giúp xác định khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Chiến lược này có thể dùng cho bất kỳ ai sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu cách vẽ đường xu hướng cơ bản và kết hợp nó vào chiến lược giao dịch của mình. Mặc dù nhiều nhà giao dịch tranh cãi về việc sử dụng giá nào khi tạo đường xu hướng, hãy nhớ rằng sức mạnh của đường xu hướng sẽ củng cố khi giá liên tục test mức hỗ trợ/kháng cự.
Nguồn: https://finashark.vn/trading-blog/cach-ve-va-giao-dich-voi-duong-xu-huong-chinh-xac.html
-----------------------------------------
Theo dõi Finashark tại:
Website: https://finashark.vn/
Tradingview: https://vn.tradingview.com/u/Finashark/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnV8p1EZSS0DTdtw2NQnHMg
Facebook:
https://www.facebook.com/finashark
Đường xu hướng cơ bản
Biết được hướng của một xu hướng là một trong những cách cơ bản nhất để tăng xác suất giao dịch thành công vì nó đảm bảo rằng sức mạnh của toàn thị trường đang có lợi cho bạn.
Đường xu hướng dốc xuống cho thấy cổ phiếu đang có một lượng cung vượt mức, dấu hiệu cho thấy những người tham gia thị trường sẵn sàng Bán hơn thay vì Mua. Như bạn có thể thấy trong Hình 1 khi có đường xu hướng dốc xuống (đường chấm đen), bạn không nên giữ vị thế Mua; giá tăng cao hơn là không thể, khi xu hướng dài hạn đang đi xuống. Ngược lại, một xu hướng tăng là tín hiệu cho thấy lượng Cầu lớn hơn Cung và nó gợi ý rằng giá có thể sẽ tiếp tục tăng lên.
Hình 1
Đường xu hướng có thể thay đổi mạnh mẽ, tùy thuộc vào khung thời gian và độ dốc của nó. Ví dụ, một số cổ phiếu có thể hiển thị xu hướng tăng/giảm trong nhiều tháng, vài ngày hoặc thậm chí vài phút, trong khi các cổ phiếu khác có thể bị giới hạn phạm vi và đi ngang.
Hỗ trợ và kháng sự
Đường xu hướng là một công cụ tương đối đơn giản để xác định xu hướng chung của một tài sản, nhưng quan trọng hơn, chúng cũng có thể sử dụng để dự đoán các vùng hỗ trợ và kháng cự. Các đường xu hướng được sử dụng để xác định các mức trên biểu đồ mà tại đó giá sẽ có một khoảng thời gian khó di chuyển. Điều này có thể hữu ích cho các trader đang tìm kiếm các điểm vào lệnh hoặc sử dụng để quản lý rủi ro một cách hiệu quả, bằng cách xác định các khu vực để đặt lệnh dừng lỗ.
Các trader đặc biệt chú ý đến một tài sản khi giá tiếp cận đường xu hướng vì các vùng này giúp xác định xu hướng ngắn hạn của tài sản. Khi giá gần mức hỗ trợ/kháng cự chính, có 2 trường hợp có thể xảy ra: Giá sẽ bật khỏi đường xu hướng và tiếp tục theo hướng của xu hướng trước đó, hoặc nó sẽ di chuyển xuyên qua đường xu hướng, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang đảo chiều hoặc suy yếu.
Vẽ đường xu hướng
Như đã đề cập trước đó, đường xu hướng chỉ đơn giản là các đường kết nối một loạt các mức giá giúp trader hình dung về nơi mà giá đang hướng tới. Vấn đề là việc tìm ra mức giá nào được sử dụng để tạo ra đường xu hướng. Như bạn có thể biết, 1 phiên giao dịch bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, thấp và cao, nhưng giá nào trong số này nên được sử dụng khi tạo đường xu hướng?
Không có 1 câu trả lời riêng biệt cho câu hỏi này. Các tín hiệu được tạo ra bởi các mô hình/chỉ báo kỹ thuật thì mang tính chủ quan và đường xu hướng cũng vậy. Đó hoàn toàn là quyết định của mỗi trader khi chọn điểm nào để tạo đường và không có 2 trader nào sẽ luôn đồng ý sử dụng cùng một điểm. Một số nhà giao dịch sẽ chỉ nối giá đóng cửa trong khi những người khác có thể chọn sử dụng kết hợp giá đóng cửa, mở cửa và giá cao. Bất kể giá được nối như thế nào, điều quan trọng cần lưu ý là giá càng chạm vào đường xu hướng thì đường được cho là mạnh hơn và có ảnh hưởng hơn.
Nói chung, đường xu hướng dốc lên được sử dụng để nối các mức giá với vai trò là ngưỡng hỗ trợ, khi tài sản đang có xu hướng tăng. Nghĩa là các đường xu hướng dốc lên chủ yếu được vẽ dưới giá và kết nối một loạt các mức đóng cửa hoặc mức thấp trong giai đoạn. Ngược lại, đường xu hướng dốc xuống thường được sử dụng để nối một loạt giá đóng cửa hoặc mức giá cao trong giai đoạn, đóng vai trò là ngưỡng kháng cự khi tài sản đang có xu hướng giảm. Điều này tương tự với những gì được hiển thị trong biểu đồ trên.
Nên lưu ý rằng có thể sử dụng 2 đường xu hướng trên cùng một biểu đồ. Tuy nhiên, phương pháp này, được gọi là kênh giá, nằm ngoài phạm vi của bài viết này.
Để minh họa khái niệm vẽ đường xu hướng tăng dần, chúng tôi đã chọn xem xét hành động giá của AutoDesk Inc. (ADSK) trong khoảng thời gian từ tháng 8/2004 đến 12/2005. Như bạn có thể thấy trong Hình 2, đường xu hướng được vẽ để nó kết nối mức giá thấp minh họa bởi các mũi tên màu đen. Khi một đường xu hướng được thiết lập, các trader sẽ mong đợi thấy giá của tài sản tiếp tục tăng cho đến khi giá đóng cửa dưới mức hỗ trợ mới được hình thành.
Hình 2
Khi thời gian trôi qua, chúng ta có thể thấy trong Hình 3, giá đã test ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng một lần nữa vào tháng 8/2005. Điều này rất quan trọng vì sức mạnh của đường xu hướng càng củng cố mỗi khi giá chạm vào. Hành động giá minh họa bằng mũi tên bên phải được các nhà giao dịch sử dụng để xác nhận rằng đường xu hướng này vững chắc. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch sẽ tìm cách vào một vị thế Mua càng gần với đường xu hướng càng tốt.
Hình 3
Khi trader đã vào một vị thế gần đường xu hướng, anh ta sẽ giữ vị trí mở cho đến khi giá di chuyển xuống dưới mức hỗ trợ của đường xu hướng. Hầu hết trader sẽ liên tục điều chỉnh các lệnh dừng lỗ của họ bằng cách di chuyển chúng lên cao hơn, khi đường xu hướng tiếp tục dốc lên. Phương pháp này đảm bảo cho trader giữ lại càng nhiều tiền càng tốt, mà không bị đẩy khỏi vị thế quá sớm. Giữ một lệnh dừng lỗ dưới đường xu hướng là một cách để đảm bảo giá có đủ phạm vi dao động, mà không bị thoát lệnh. Trong trường hợp này, sử dụng đường xu hướng tăng dần làm chỉ dẫn khi dự kiến giá sẽ cao hơn, đem đến một giao dịch có lợi nhuận cao, như bạn có thể thấy trong Hình 4.
Hình 4
Điểm mấu chốt
Đường xu hướng được sử dụng phổ biến bởi các trader tìm cách đảm bảo rằng xu hướng đang theo hướng có lợi cho vị thế giao dịch của họ. Đường xu hướng còn được sử dụng hiệu quả để đánh giá các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tiềm năng, giúp xác định khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Chiến lược này có thể dùng cho bất kỳ ai sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu cách vẽ đường xu hướng cơ bản và kết hợp nó vào chiến lược giao dịch của mình. Mặc dù nhiều nhà giao dịch tranh cãi về việc sử dụng giá nào khi tạo đường xu hướng, hãy nhớ rằng sức mạnh của đường xu hướng sẽ củng cố khi giá liên tục test mức hỗ trợ/kháng cự.
Lời khuyên: kết hợp trendline với các indicator forex hiệu quả
Nguồn: https://finashark.vn/trading-blog/cach-ve-va-giao-dich-voi-duong-xu-huong-chinh-xac.html
-----------------------------------------
Theo dõi Finashark tại:
Website: https://finashark.vn/
Tradingview: https://vn.tradingview.com/u/Finashark/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnV8p1EZSS0DTdtw2NQnHMg
Facebook:
https://www.facebook.com/finashark